Việc nắm rõ được cách dùng mặt nạ đất sét sẽ giúp bạn có thể sở hữu một làn da sáng mịn rạng ngời. Đất sét chứa các khoáng chất như phốt pho, magiê, canxi, sắt và kẽm, mỗi loại có những lợi ích riêng sẽ mang lại cho bạn làn da như mong muốn. Nhiều người mắc sai lầm nghiêm trọng khi cho rằng mặt nạ đất sét dùng được cho mọi loại da, nhưng thực tế mặt nạ đất sét chỉ phù hợp với da dầu và da hỗn hợp, không nên sử dụng mặt nạ đất sét cho da khô và da kích ứng. Để đảm bảo việc đắp mặt nạ đất sét mang lại hiệu quả tốt nhất, hãy cùng mình tham khảo cách đắp mặt nạ đất sét đúng cách nhé!
Mặt nạ đất sét là gì? Có tác dụng gì với làn da?
Mặt nạ đất sét có thành phần chính là đất sét tự nhiên như đất sét bentonit, cao lanh và đất sét trắng,…. Loại mặt nạ này chứa nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, kali, đồng,…giúp nuôi dưỡng làn da, chăm sóc da sáng mịn, căng bóng.
Mặt nạ đất sét hiện có 2 dạng:
- Dạng bột: Khi dùng bạn sẽ cần phải trộn với nước
- Dạng bùn/kem: Loại đất sét dạng kem, dạng bùn đều đã được trộn sẵn, bạn chỉ cần đắp sản phẩm trực tiếp lên da
Tác dụng của mặt nạ đất sét:
- Loại bỏ các bụi bẩn tích tụ sâu bên trong lỗ chân lông
- Kiềm dầu, kiểm soát lượng dầu nhờn tiết trên da mặt
- Làm dịu da và giảm viêm mụn
- Thu nhỏ lỗ chân lông
- Tăng cường độ ẩm cho da
- Làm sáng và giúp da đều mặt
- Tái tạo tế bào da
Một số loại đất sét dùng để làm mặt nạ
Dưới đây là bảy loại đất sét phổ biến được sử dụng làm mặt nạ ngày nay:
1. Mặt nạ đất sét xanh
Đất sét xanh chứa nhiều khoáng chất như sắt, phốt pho, canxi và coban,… Có khả năng hút dầu, bụi bẩn và làm thoáng lỗ chân lông. Đồng thời loại đất sét này có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và còn có tác dụng tái tạo da, cải thiện lưu thông máu, giúp da được làm sạch sâu và khỏe mạnh. Do những tác dụng trên nên đất sét xanh phù hợp với những bạn da dầu.
2. Mặt nạ đất sét trắng
Đất sét trắng rất giàu khoáng chất như kẽm, magie, canxi và có đặc tính kháng khuẩn, hấp thụ bã nhờn, phục hồi tổn thương và tái tạo da. Vậy nên loại mặt nạ đất sét này rất thích hợp cho da dầu và da bị mụn.
3. Mặt nạ đất sét fuller’s earth
Loại đất sét này giàu sắt, magie, silic, nước tinh khiết và nước cốt chanh. Biết cách sử dụng mặt nạ đất sét Fuller’s Earth sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn và bã nhờn từ sâu trong lỗ chân lông, làm sáng da và cho làn da sạch mịn, rạng rỡ.
4. Mặt nạ đất sét đỏ
Đất sét đỏ chứa iron oxit và nhiều khoáng chất khác giúp kiểm soát bã nhờn, dưỡng ẩm và làm mềm da. Do đó, đất sét đỏ phù hợp với những bạn có làn da khô, nhạy cảm và thiếu nước.
5. Mặt nạ đất sét hồng
Mặt nạ này hòa trộn giữa đất sét đỏ và đất sét trắng, có tác dụng làm dịu kích ứng da, giảm mẩn đỏ nhờ các thành phần khoáng chất như sắt, calcium carbonate và các khoáng chất như illite, montmorillonite,..
6. Mặt nạ đất sét bentonite
Đây là loại đất sét màu xám, có hàm lượng magie cao, có thể loại bỏ tế bào chết và bụi bẩn trên da. Ngoài ra nếu biết cách sử dụng mặt nạ đất sét này còn có khả năng hút kim loại nặng và độc tố, phục hồi làn da bị tổn thương.
7. Mặt nạ đất sét vàng
Đất sét vàng chứa nhiều khoáng chất tốt cho làn da. Mặt nạ này có tác dụng kháng khuẩn, hút dầu thừa, dưỡng ẩm và thu nhỏ lỗ chân lông. Mặt nạ đất sét vàng phù hợp với da khô và da nhạy cảm.
Cách đắp mặt nạ đất sét hiệu quả cho da
Bước 1: Làm sạch da mặt
Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng trong việc đắp mặt nạ đất sét. Nếu mặt bạn đang trang điểm thì hãy sử dụng nước tẩy trang để loại bỏ chúng hoàn toàn. Sau đó rửa sạch mặt với sữa rửa mặt và nước ấm để loại bỏ tạp chất. Nước ấm làm mềm giãn nở các lỗ chân lông bị tắc.
Bước 2: Tiến hành đắp mặt nạ đất sét
Dùng ngón tay hoặc cọ thoa đều mặt nạ đất sét lên mặt, cổ và ngực theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tránh vùng da quanh mắt vì nó mỏng và dễ bị tổn thương. Một số đất sét sẽ giúp tẩy tế bào chết nhưng một số khác thì không. Đối với các loại mặt nạ có tác dụng tẩy tế bào chết thì bạn nên đắp lớp mặt nạ theo chuyển động tròn. Sau đó, để mặt nạ khô trên da của bạn.
Bước 3: Loại bỏ lớp mặt nạ đất sét
Thoa nước ấm lên mặt và dùng các ngón tay massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn cho đến khi đất sét ướt trở lại. Sau đó rửa sạch và lau khô bằng khăn. Không sử dụng chất tẩy rửa, sửa rửa mặt để loại bỏ mặt nạ này.
Bước 4: Dưỡng da sau khi đắp mặt nạ đất sét
Sử dụng nước hoa hồng giúp làn da của bạn có thể dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất từ kem dưỡng ẩm và cung cấp thêm độ ẩm cho da. Sau khi nước hoa hồng, hãy thoa một lớp mỏng kem dưỡng ẩm hoặc dầu dưỡng ẩm lên mặt. Không trang điểm trong vòng 12-24 giờ sau khi đắp mặt nạ đất sét.
Những lưu ý khi thực hiện cách sử dụng mặt nạ đất sét
- Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên đắp mặt nạ đất sét bao nhiêu lần 1 tuần thì bạn chỉ nên đắp mặt nạ đất sét 2 lần/tháng mà thôi. Nếu sử dụng phương pháp này quá nhiều sẽ khiến da bị mất nước, khô và dễ bị kích ứng.
- Nhiều người không biết nên đắp mặt nạ đất sét vào thời điểm nào thì thời điểm thích hợp để đắp mặt nạ này là sau khi tắm. Lúc này da không bị khô quá và dưỡng chất thẩm thấu tốt hơn.
- Một lưu ý quan trọng nữa là đừng để mặt nạ đất sét khô hoàn toàn mới rửa lại bằng nước sạch, như vậy da bạn bị hút hết độ ẩm, khiến da căng và khô.
- Bạn nên rửa mặt khoảng 15-20 phút sau khi mặt nạ bắt đầu đổi màu. Thời gian này là vừa đủ để mặt nạ phát huy tác dụng trên da, hút bã nhờn và cung cấp các khoáng chất có lợi cho da.
Hy vọng những thông tin về cách sử dụng mặt nạ đất sét trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại mặt nạ này. Để có được làn da khỏe mạnh, rạng rỡ và mịn màng, bạn cần xây dựng một quy trình chăm sóc da đúng cách với mỹ phẩm phù hợp và kết hợp các biện pháp làm đẹp với tinh chất thiên nhiên để nuôi dưỡng làn da sáng khỏe từ bên trong. Chúc cho bạn sẽ có một làn da căng mịn, tươi tắn và khỏe sâu bên trong nhé!